Giải bài tập Vận dụng trang 9, 10 Toán 9 Tập 1 | Toán 9 - Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải chi tiết từng bước bài tập Vận dụng trang 9, 10 Toán 9 Tập 1. Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.. Toán 9 - Kết nối tri thức

Đề bài:

Xét bài toán cổ trong tình huống mở đầu. Gọi x là số cam, y là số quýt cần tính (x, y ∈ ℕ*), ta có hệ phương trình bậc nhất hai ẩn sau: .

Trong hai cặp số (10; 7) và (7; 10), cặp số nào là nghiệm của hệ phương trình trên? Từ đó cho biết một phương án về số cam và số quýt thỏa mãn yêu cầu của bài toán cổ.

Đáp án và cách giải chi tiết:

* Thay x = 10; y = 7 vào hệ phương trình đã cho, ta có:

• x + y = 10 + 7 = 17 nên (10; 7) là nghiệm của phương trình thứ nhất;

• 10x + 3y = 10 . 10 + 3 . 7 = 100 + 21 = 121 ≠ 100 nên (10; 7) không phải là nghiệm của phương trình thứ hai.

Do đó (10; 7) không phải là một nghiệm của hệ phương trình đã cho.

* Thay x = 7; y = 10 vào hệ phương trình đã cho, ta có:

• x + y = 7 + 10 = 17 nên (7; 10) là nghiệm của phương trình thứ nhất;

• 10x + 3y = 10 . 7 + 3 . 10 = 70 + 30 = 100 nên (7; 10) là nghiệm của phương trình thứ hai.

Do đó (7; 10) là nghiệm chung của hai phương trình, nghĩa là (7; 10) là một nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Vậy cặp số (7; 10) là nghiệm của hệ phương trình trên; số cam và số quýt thỏa mãn yêu cầu của bài toán cổ là 7 quả quả cam và 10 quả quýt.

Nguồn: loigiaitoan.com


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Bài tập liên quan:

Mở đầu trang 5 Toán 9 Tập 1

Xét bài toán cổ sau:

Quýt, cam mười bảy quả tươi

Đem chia cho một trăm người cùng vui.

Chia ba mỗi quả quýt rồi,

Còn cam, mỗi quả chia mười vừa xinh.

Trăm người, trăm miếng ngon lành.

Quýt, cam mỗi loại tính rành là bao?

Trong bài toán này có hai đại lượng chưa biết (số cam và số quýt). Vậy ta có thể giải bài toán đó tương tự “giải bài toán bằng cách lập phương trình” được hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

 

HĐ1 trang 6 Toán 9 Tập 1

Câu “Quýt, cam mười bảy quả tươi” có nghĩa là tổng số cam và số quýt là 17. Hãy viết hệ thức với hai biến x và y biểu thị giả thiết này.

HĐ2 trang 6 Toán 9 Tập 1

Tương tự, hãy viết hệ thức hai biến x và y biểu thị giả thiết cho bởi các câu thơ thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Luyện tập 1 trang 6 Toán 9 Tập 1

Hãy viết một phương trình bậc nhất hai ẩn và chỉ ra một nghiệm của nó.

Luyện tập 2 trang 8 Toán 9 Tập 1

Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a) 2x – 3y = 5;

b) 0x + y = 3;

c) x + 0y = −2.

Luyện tập 3 trang 9 Toán 9 Tập 1

Trong hai cặp số (0; −2); và (2; −1), cặp số nào là nghiệm của hệ phương trình ?

Bài 1.1 trang 10 Toán 9 Tập 1

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất hai ẩn? Vì sao?

a) 5x – 8y = 0;

b) 4x + 0y = –2;

c) 0x + 0y = 1;

d) 0x – 3y = 9.

Bài 1.2 trang 10 Toán 9 Tập 1

a) Tìm giá trị thích hợp thay cho dấu "?" trong bảng sau rồi cho biết 6 nghiệm của phương trình 2x – y = 1:

x -1 -0,5 0 0,5 1 2
y = 2x – 1 ? ? ? ? ? ?

b) Viết nghiệm tổng quát của phương trình đã cho.

Bài 1.3 trang 10 Toán 9 Tập 1

Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a) 2x – y = 3;

b) 0x + 2y = –4;

c) 3x + 0y = 5.

Bài 1.4 trang 10 Toán 9 Tập 1

Cho hệ phương trình .

a) Hệ phương trình trên có là một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn không? Vì sao?

b) Cặp số (–3; 4) có là một nghiệm của hệ phương trình đã cho hay không? Vì sao?

Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Tập 1

Cho các cặp số (–2; 1), (0; 2), (1; 0), (1,5; 3), (4; –3) và hai phương trình 

5x + 4y = 8,          (1)

3x + 5y = –3.        (2)

Trong các cặp số đã cho:

a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)?

b) Cặp số nào là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2)?

c) Vẽ hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ để minh họa kết luận ở câu b.

Giải bài tập Toán 9 - Kết nối tri thức

Chương 1. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bài 2. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

Luyện tập chung Chương 1

Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Bài tập cuối chương 1

Chương 2. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 4. Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn.

Bài 5. Bất đẳng thức và tính chất.

Luyện tập chung Chương 2

Bài 6. Bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Bài tập cuối chương 2

Chương 3: Căn bậc hai và căn bậc ba

Bài 7. Căn bậc hai và căn thức bậc hai

Bài 8. Khai căn bậc hai với phép nhân và phép chia.

Luyện tập chung Chương 3 trang 52

Bài 9. Biến đổi đơn giản và rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai

Bài 10. Căn bậc ba và căn thức bậc ba.

Luyện tập chung Chương 3 trang 63

Bài tập cuối chương 3

Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bài 11. Tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Bài 12. Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông và ứng dụng.

Luyện tập chung Chương 4

Bài tập cuối chương 4

Chương 5. Đường tròn

Bài 13. Mở đầu về đường tròn

Bài 14. Cung và dây của một đường tròn

Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên

Luyện tập chung chương 5 trang 97,98

Luyện tập chung chương 5 trang 108

Bài tập cuối chương 5

Hoạt động thực hành trải nghiệm

Pha chế dung dịch theo nồng độ yêu cầu

Tính chiều cao và xác định khoảng cách

Chương 6. Hàm số y = ax² (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

Bài 18. Hàm số y = ax² (a ≠ 0)

Bài 19. Phương trình bậc hai một ẩn

Luyện tập chung trang 18

Bài 20. Định lí Viète và ứng dụng

Bài 21. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Luyện tập chung trang 28

Bài tập cuối chương 6

Chương 7. Tần số và tần số tương đối

Bài 22. Bảng tần số và biểu đồ tần số

Bài 23. Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối

Luyện tập chung trang 43

Bài 24. Bảng tần số, tần số tương đối ghép nhóm và biểu đồ

Bài tập cuối chương 7

Chương 8. Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản

Bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

Bài 26. Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử

Luyện tập chung trang 64

Bài tập cuối chương 8

Chương 9. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp

Bài 27. Góc nội tiếp

Bài 28. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

Luyện tập chung trang 78

Bài 29. Tứ giác nội tiếp

Bài 30. Đa giác đều

Luyện tập chung trang 90

Bài tập cuối chương 9

Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn

Bài 31. Hình trụ và hình nón

Bài 32. Hình cầu

Luyện tập chung trang 106

Bài tập cuối chương 10

Hoạt động thực hành trải nghiệm

Giải phương trình, hệ phương trình và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra

Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra

Xác định tần số, tần số tương đối, vẽ các biểu đồ biểu diễn bảng tần số, tần số tướng đối bằng Excel

Gene trội trong các thế hệ lai