Giải bài tập Hoạt động 1 | Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải chi tiết từng bước bài tập Hoạt động 1. Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Đề bài:

MỤC TIÊU

Biết cách gấp hộp quà hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều từ các vật liệu đơn giản như tấm bia hay tở lịch cũ.

CHUẨN BỊ

‒ Tấm bìa, thước kẻ, bút chì, kéo, keo dán, compa.

‒ Sách giáo khoa Toán 8, tập một.

Đáp án và cách giải chi tiết:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Hướng dẫn cách làm

Bước 1. Ước lượng chiều dài cạnh đáy là chiều dài cạnh bên để chọn kích thước giấy thích hợp.

Bước 2. Vẽ các hình tam giác cân và mép dán như Hình la, Hình 1b. Vẽ các hình tam giác cân, các nửa đường tròn và mép dán như Hình 1c, Hình 1d.

Bước 3. Miết giấy rồi gấp theo các nếp gấp.

Bước 4. Dùng keo dán các mép giấy vào các mặt (Hình la, Hình 1b). Dùng keo dán mép giấy vào mặt bên rồi gấp các nửa hình tròn lại với nhau (Hình 1c, Hình 1d).

2. Tổ chức thực hiện

‒ Có thể tổ chức theo tổ: Mỗi tổ chọn 2 trong 4 mẫu ở trên để thực hiện.

‒ Mỗi HS đều phải làm sản phẩm của riêng mình.

‒ Các thành viên trong mỗi tổ có thể trao đổi thảo luận để có sản phẩm vừa đúng vừa đẹp.

3. Kiểm tra đánh giá

Hình đúng chuẩn: đáy phải là tam giác đều hoặc là hình vuông; mặt bên phải là tam giác cân tại đỉnh.

Để hình có tính thẩm mĩ có thể trang trí thêm các hoa văn hoặc các dòng chữ thích hợp. Chẳng hạn: Chúc mừng sinh nhật Vui trung thu; Chúc mừng năm mới ...

.

Nguồn: loigiaitoan.com


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Bài tập liên quan:

Hoạt động 2

Hoạt động 2: Làm tranh treo tường minh họa các loại hình tứ giác đặc biệt

MỤC TIÊU

Vận dụng các kiến thức đã học về tứ giác để làm ra các sản phẩm đẹp mắt, vừa giúp trang trí góc học tập vừa giúp hỗ trợ ôn tập Toán.

CHUẨN BỊ

‒ Giấy trắng có kẻ ô li, bút chì, màu sáp, thước;

‒ Sách giáo khoa Toán 8, tập một.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Mỗi học sinh dùng bút chì và thước vẽ hình mẫu hoa văn theo mẫu đã có trong sách giáo khoa.

2. Tìm trong mẫu hoa văn các hình ứng với các loại tứ giác đã học: Hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, …

3. Tô các màu khác nhau cho các loại tứ giác khác nhau.

4. Ghi chú tên và định nghĩa mỗi loại tứ giác trên mép tờ giấy.

Vi dụ: Dưới đây là sản phẩm của một học sinh:

5. Giáo viên chỉ định một vài học sinh giới thiệu sản phẩm vừa làm cho cả lớp.

Chú ý:

a) Giáo viên khuyến khích mỗi học sinh sáng tạo các mẫu khác với ví dụ trong sách giáo khoa.

b) Học sinh có thể trình bày sản phẩm dưới dạng trang trình chiếu.

c) Giáo viên có thể tìm kiếm trên Internet các hình khác có liên quan đến trường học hoặc địa phương thay cho hình mẫu trong sách giáo khoa, chẳng hạn như hình dưới đây:

d) Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự vẽ mẫu hoa văn đơn giản bằng phần mềm GeoGebra.

6. Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

 

Hoạt động 3

Hoạt động 3: Thiết lập kế hoạch cho một mục tiêu tiết kiệm

MỤC TIÊU

Vận dụng các kiến thức đã học về thống kê để lập kế hoạch tiết kiệm tài chính nhằm đạt một mục tiêu của cá nhân hoặc của nhóm.

CHUẨN BỊ

‒ Giáo viên cung cấp cho mỗi tổ một tờ giấy A3 để làm áp phích.

– Mỗi học sinh chuẩn bị máy tính cầm tay, thước thẳng, bút bi, bút chì màu.

– Sách giáo khoa Toán 8, tập một.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

2. Nhóm trưởng:

− Lấy ý kiến các bạn về một mục tiêu của nhóm, chẳng hạn: Muốn mua một trái bóng đá, bóng rổ, cặp vợt cầu lông dùng chung của nhóm, tổ chức một chuyến tham quan hoặc đi làm từ thiện chung của lớp.

– Phân công các bạn lập kế hoạch tiết kiệm cụ thể hằng ngày.

– Lập bảng thống kê theo dõi tiến độ từ lúc bắt đầu cho đến khi đạt mục tiêu.

– Vẽ biểu đồ thống kê biểu diễn các dữ liệu trong kế hoạch của nhóm (theo mẫu gợi ý).

‒ Phân công vẽ khẩu hiệu và trang trí áp phích.

3. Mỗi nhóm lên trước bục để thuyết trình giới thiệu sản phẩm của nhóm.

Chú ý:

a) Các nhóm có thể trình bày sản phẩm dưới dạng trang trình chiếu nếu nhà trường có điều kiện.

b) Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trong mỗi nhóm tự thiết lập một mục tiêu tiết kiệm cá nhân và bình chọn trong nhóm ra một học sinh tiêu biểu để báo cáo.

c) Giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp thiết lập một mục tiêu tiết kiệm chung cho cả lớp, chẳng hạn như một chuyến đi chơi dã ngoại cuối học kì 2 để tăng sự hứng thú cho học sinh.

Giải bài tập Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Chương 1. Biểu thức đại số

Bài 1. Đơn thức và đa thức nhiều biến

Bài 2. Các phép toán với đa thức nhiều biến

Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ

Bài 4. Phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 5. Phân thức đại số

Bài 6. Cộng, trừ phân thức

Bài 7. Nhân, chia phân thức

Bài tập cuối chương 1

Chương 2. Các hình khối trong thực tiễn

Bài 1. Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều

Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Bài tập cuối chương 2 Các hình khối trong thực tiễn

Chương 3: Định lý Pythagore. Các loại tứ giác thường gặp

Bài 1. Định lí Pythagore

Bài 2. Tứ giác

Bài 3. Hình thang – Hình thang cân

Bài 4. Hình bình hành – Hình thoi

Bài 5. Hình chữ nhật – Hình vuông

Bài tập cuối chương 3 Định lý Pythagore. Các loại tứ giác thường gặp

Chương 4. Một số yếu tố thống kê

Bài 1. Thu thập và phân loại dữ liệu

Bài 2. Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

Bài 3. Phân tích dữ liệu

Bài tập cuối chương 4 Một số yếu tố thống kê

Hoạt động thực hành và trải nghiệm

Chương 5. Hàm số và đồ thị

Bài 1. Khái niệm hàm số

Bài 2. Toạ độ của một điểm và đồ thị của hàm số

Bài 3. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)

Bài 4. Hệ số góc của đường thẳng

Bài tập cuối chương 5 Hàm số và đồ thị

Chương 6. Phương trình

Chương 7. Định lý Thalès

Chương 8. Hình đồng dạng

Chương 9. Một số yếu tố xác suất

Hoạt động thực hành và trải nghiệm