Giải bài tập Hoạt động 4 trang 121 Toán 11 Tập 2 | Toán 11 - Cánh diều

Hướng dẫn giải chi tiết từng bước bài tập Hoạt động 4 trang 121 Toán 11 Tập 2. Chủ đề 2: Tính thể tích một số hình khối trong thực tiễn. Toán 11 - Cánh diều

Đề bài:

Làm việc chung cả lớp.

– Các nhóm báo cáo kết quả và giải thích cách làm của nhóm, cả lớp góp ý cho từng nhóm.

– Tổng kết và rút kinh nghiệm.

Đáp án và cách giải chi tiết:

– Báo cáo tìm hiểu về sản phẩm và bao bì sản phẩm:

Tên sản phẩm: Bao bì của sản phẩm sữa đặc Ông Thọ đỏ 380 g.

⦁ Xét khối hộp chữ nhật có chiều dài 6,4 cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 12 cm ta có:

Chu vi đáy khối hộp chữ nhật là: (6,4 + 4) . 2 = 20,8 (cm).

Diện tích xung quanh của khối hộp chữ nhật là:

Sxq = Cđáy . h = 20,8 . 12 = 249,6 (cm2).

Diện tích một mặt đáy của khối hộp chữ nhật là: 6,4 . 4 = 25,6 (cm2).

Diện tích toàn phần của khối hộp chữ nhật là:

Stp = 2Sđáy + Sxq = 249,6 + 2. 25,6 = 300,8 (cm2).

Thể tích của khối hộp chữ nhật là:

V = 6,4 . 4 . 12 = 307,2 (cm3).

⦁ Xét khối trụ có chiều cao là 8 cm và bán kính đáy là 3,5 cm (do đường kính đáy bằng 7 cm) ta có:

Diện tích một mặt đáy của khối trụ là: Sđáy=πR2=π3,52=494π

Diện tích xung quanh của khối trụ là:

Sxq = 2πRh = 2π.3,5.8 = 56π (cm2).

Diện tích toàn phần của khối trụ (lấy π ≈ 3,14) là:

Stp=2.Sđáy+Sxq=2.494π+56π=1612π252,77 cm2

Thể tích của khối trụ (lấy π ≈ 3,14) là: V=Sđáy.h=494π.8=98π307,72 cm3

– Bao bì được chọn để nghiên cứu thực hành là thiếc với giá thành sản phẩm bao bì tìm hiểu được là 65 000 đồng/m2. Chi phí vật liệu làm bao bì:

+ Hộp sữa đặc có đường Ông Thọ đỏ có dạng khối hộp chữ nhật 380g có Stp = 300,8 cm2 = 0,03008 m2 là:

0,03008 . 65 000 = 1 955,2 (đồng).

+ Lon sữa đặc có đường Ông Thọ đỏ có dạng khối trụ 380 g có Stp ≈ 252,77 cm2 = 0,025277 m2 là:

0,025277 . 65 000 = 1 643,005 (đồng).

– Báo cáo tìm hiểu về giá thành sản phẩm bao bì, tính toán chi phí bao bì:

Chi phí bao bì tính vào giá bán sản phẩm của:

+ Khối hộp chữ nhật là: 1 955,2 : 307,2 ≈ 6,36 (đồng/cm3).

+ Khối hộp trụ là: 1 643,005 : 307,72 ≈ 5,34 (đồng/cm3).

– Nhận xét: Cùng với một dung tích sữa đặc Ông Thọ như nhau thì chi phí vật liệu làm bao bì của khối trụ sẽ ít hơn chi phí vật liệu bao bì của khối hộp chữ nhật.

Nguồn: loigiaitoan.com


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Bài tập liên quan:

Hoạt động 1 trang 119 Toán 11 Tập 2

Giáo viên thực hiện những nhiệm vụ sau:

– Chia lớp thành những nhóm học sinh;

– Giao nhiệm vụ các nhóm tính toán chi phí vật liệu làm bao bì chứa cùng một loại sản phẩm và lựa chọn kiểu bao bì có chi phí thấp nhất.

Hoạt động 2 trang 119 Toán 11 Tập 2

Mỗi nhóm học sinh trao đổi, thảo luận để xác định rõ: Nhiệm vụ của nhóm và thời gian hoàn thành nhiệm vụ đó; nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và thời gian hoàn thành nhiệm vụ đó.

Hoạt động 3 trang 119 Toán 11 Tập 2

Mỗi nhóm học sinh tiến hành thiết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể như sau:

– Sưu tầm các sản phẩm cùng loại nhưng có hình dạng bao bì khác nhau (như: có dạng khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối chóp, khối chóp cụt đều, ...). Chẳng hạn, sản phẩm sữa đặc với khối lượng tịnh 380 g có hai dạng bao bì khác nhau như ở Hình 3.


– Lựa chọn loại sản phẩm và những hình dạng bao bì của loại sản phẩm đó. Tiến hành đo các kích thước và tính thể tích, diện tích toàn phần của các bao bì sản phẩm.

– Tìm hiểu về giá thành sản phẩm bao bì, dự đoán chi phí bao bì.

Giải bài tập Toán 11 - Cánh diều

Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác

Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Bài 2: Các phép biến đổi lượng giác

Bài 3: Hàm số lượng giác và đồ thị

Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

Bài tập cuối chương 1

Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân

Bài 1: Dãy số

Bài 2: Cấp số cộng

Bài 3: Cấp số nhân

Bài tập cuối chương 2

Chương 3: Giới hạn. Hàm số liên tục

Bài 1: Giới hạn của dãy số

Bài 2: Giới hạn của hàm số

Bài 3: Hàm số liên tục

Bài tập cuối chương 3

Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Tập 1

Chủ đề 1: Một số hình thức đầu tư tài chính

Chương 4: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

Bài 1: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Bài 2: Hai đường thẳng song song trong không gian

Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song

Bài 4: Hai mặt phẳng song song

Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp

Bài 6: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Bài tập cuối chương 4

Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất

Bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất

Bài tập cuối chương 5

Chương 6: Hàm số mũ và hàm số lôgarit

Bài 1: Phép tính lũy thừa với số mũ thực

Bài 2: Phép tính lôgarit

Bài 3: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit

Bài 4: Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit

Bài tập cuối chương 6

Chương 7: Đạo hàm

Bài 1: Định nghĩa đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Bài 2: Các quy tắc tính đạo hàm

Bài 3: Đạo hàm cấp hai

Bài tập cuối chương 7

Chương 8: Quan hệ vuông góc trong không gian. Phép chiếu vuông góc

Bài 1: Hai đường thẳng vuông góc

Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Bài 3: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện

Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc

Bài 5: Khoảng cách

Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối

Bài tập cuối chương 8

Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Tập 2

Chủ đề 2: Tính thể tích một số hình khối trong thực tiễn