Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp | Toán 10 - Cánh diều

Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp

Dưới đây là công thức Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp

HOÁN VỊ

Cho tập A có n (n1)  phần tử. Khi sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự, ta được một hoán vị các phần tử của tập A ( gọi tắt là một hoán vị của A).  Số các hoán vị của một tập hợp có n phần tử là  Pn=n!=(n-1)!n=n(n-1)(n-2)...1

Quy ước: 0!=1

* Hoán vị lặp 

Cho k phần tử khác nhau: a1,a2,...,ak. Một cách sắp xếp n phần tử trong đó gồm n1 phần tử a1; n2 phần tử a2;...; nk phần tử ak (n1+n2+...+nk=n) theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị lặp cấp n và kiểu (n1,n2,...,nk)của k phần tử. Số các hoán vị lặp cấp n kiểu (n1,n2,...,nk) của k phần tử là: Pn(n1,n2,...,nk)=n!n1!n2!...nk!.

* Hoán vị vòng 

Cho tập A gồm n phần tử. Một cách sắp xếp n phần tử của tập A thành một dãy kín được gọi là một hoán vị vòng của n phần tử. Số các hoán vị vòng của n phần tử là: Qn=(n-1)!

Ví dụ 1: Tính số cách sắp xếp 6 nam sinh và 4nữ sinh vào một dãy ghế hàng ngang có 10 chỗ ngồi sao cho các 
nữ sinh luôn ngồi cạnh nhau. 
Lời giải: 
Sắp xếp 4 nữ sinh vào 4 ghế: 4! cách. 
Xem 4 nữ sinh lập thành nhóm X, sắp xếp nhóm X cùng với 6 nam sinh: có 7! cách 
Vậy có 7! 4! cách sắp xếp. 

Ví dụ 2: Có 6 học sinh và 2 thầy giáo được xếp thành hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho hai thầy giáo không đứng cạnh nhau?

Lời giải: 
Xếp 8 người thành hàng ngang có P8 cách. 
Xếp 8 người thành hàng ngang sao cho 2 thầy giáo đứng cạnh nhau có 7.2!.6! cách.

Vậy số cách xếp cần tìm là: P8 - 7.2!.6! =30240 cách.

 

CHỈNH HỢP

Cho tập hợp A gồm n phần tử và số nguyên k với 1kn. Khi lấy ra k phần tử của A và sắp xếp chúng theo một thứ tự, ta được một chỉnh hợp chập k của n phần tử của A (gọi tắt là một chỉnh hợp chập k của A). 
Số các chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử 1kn là: Ank=n(n-1)(n-2)...(n-k+1)=n!(n-k)!

Chú ý: Pn=Ann

Ví dụ 1: Cho hàng ghế gồm 9 ghế đánh số thứ  tự từ 1 đến 9. Tìm số cách xếp 4 nam và 5 nữ vào hàng ghế này sao cho 3 nam ngồi ở các vị trí 1,2,3. 

Lời giải:

Xếp 3 nam vào các vị trí 1,2,3 có A43=24 cách.

Xếp 1 nam còn lại và 5 nữ vào các vị trí còn lại có P6=6! cách.

Vậy số cách xếp cần tìm là: 24.6!=17280 cách.

Ví dụ 2: Có 6 học sinh và 3 thầy giáo A, B, C. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ cho 9 người đó ngồi trên một hàng ngang có 9 ghế sao cho mỗi thầy giáo ngồi giữa hai học sinh?

Lời giải 
 Xếp vị trí cho 6 học sinh có 6! cách. 
 Do đề yêu cầu mỗi thầy giáo ngồi giữa hai học sinh nên ta chỉ tính 5 vách ngăn được tạo ra giữa 6 học sinh. Số cách xếp 3 thầy giáo vào 5 vị trí làA53 cách 
 Vậy theo quy tắc nhân thì có 6!.A53=43200 cách.

 

TỔ HỢP 

Cho tập A có n phần tử và số nguyên k với 1kn. Mỗi tập con của A có k phần tử được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử của A (gọi tắt là một tổ hợp chập k của A). 

Số các tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử 1knlà  Cnk=Ankk!=n(n-1)(n-2)...(n-k+1)k!=n!k!(n-k)!

Chú ý: Cn0=Cnn=1

Ví dụ 1: Trong một bình đựng 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên ra 2 viên. Có bao nhiêu cách lấy được 2 viên cùng màu?

Lời giải 

Số cách lấy được 2 viên bi màu đỏ: C62 cách

Số cách lấy được 2 viên bi màu xanh: C52 cách

Số cách lấy được 2 viên cùng màu là C62+C52 cách.

Ví dụ 2: Có 15 cặp vợ chồng tham gia buổi tiệc. Các ông chồng bắt tay với tất cả mọi người trừ vợ mình. Các bà 
vợ thì không bắt tay với nhau. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay?

Lời giải 

15 cặp vợ chồng, tức 30 người có C302cái bắt tay. 
Số cái bắt tay không thỏa mãn yêu cầu bài toán: 
   Cái bắt tay giữa các bà vợ: C152
   15 cái bắt tay của 15 cặp vợ chồng

C302  cái bắt tay không thỏa yêu cầu bài toán. 
 Số cái bắt tay thỏa mãn là C302-( C152+15)=315 cái. 

Công thức Toán 10 - Cánh diều

Chương 1: Mệnh đề toán học. Tập hợp

Bài 1: Mệnh đề toán học

Bài 2: Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp

Chương 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3: Hàm số và đồ thị

Bài 1: Hàm số và đồ thị

Bài 2: Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

Bài 3: Dấu của tam thức bậc hai

Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ

Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180. Định lý côsin và định lý sin trong tam giác

Bài 2: Giải tam giác. Tính diện tích tam giác

Bài 3: Khái niệm vectơ

Bài 4: Tổng và hiệu của hai vectơ

Bài 5: Tích của một số với một vectơ

Bài 6: Tích vô hướng của hai vectơ

Chương 5: Đại số tổ hợp

Bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây

Bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp

Bài 4: Nhị thức Newton

Chương 6: Một số yếu tố thống kê và xác suất

Bài 1: Số gần đúng. Sai số

Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm

Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm

Bài 5: Xác suất của biến cố

Chương 7: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1: Tọa độ của vectơ

Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

Bài 6: Ba đường conic